Homeschooling là gì? Khám phá 7 Mô Hình Giáo Dục Tại Gia
Dưới đây là một số mô hình giáo dục tại gia mà Wiki Tuyển Sinh tìm hiểu và tổng hợp lại giúp quý phụ huynh có thêm các phương pháp kết hợp với việc học tập của con tại nhà trường để giáo dục con ở nhà. Kính chúc quý phụ huynh đồng hành cùng các con có một năm học mới hiệu quả.
- Danh sách các trường mầm non công lập và tư thục trên toàn quốc
- Cách để giúp học sinh học homeschool tập trung?
- Bí Quyết Dạy Con Homeschool Dành Cho Cha Mẹ
Homeschooling (còn gọi là giáo dục tại nhà tự chọn – Elective Home Education tại Anh, hay giáo dục tại nhà – Home Education tại Úc và một số nước Châu Âu) là hình thức giáo dục khi cha mẹ dạy học tại nhà thay vì đưa trẻ đến trường toàn thời gian. Bên cạnh việc đảm nhiệm toàn bộ việc hướng dẫn và giáo dục con cái, các bậc cha mẹ thường sử dụng các dịch vụ gia sư hoặc giảng dạy trực tuyến để hỗ trợ.
Homeschooling không nên bị nhầm lẫn với các chương trình giáo dục từ xa khi mà giáo viên vẫn đóng vai trò chính trong việc định hướng người học. Khái niệm Homeschooling chính thức cũng không giống với hình thức học trực tuyến tại nhà do tình huống bất khả kháng, ví dụ như trong thời kỳ đại dịch COVID-19, bởi lẽ hoạt động này vẫn là việc dạy học được tiến hành bởi nhà trường và giáo viên.
7 Mô Hình Giáo Dục Tại Gia
Ở Việt Nam Homeschooling – hình thức giáo dục tại gia chưa được phổ biến tuy niên những mô hình giáo dục theo hình thức giáo dục tại gia cũng giúp ích rất nhiều cho quý phụ huynh trong quá trình đồng hành cùng con. Trong quá trình nghiên cứu về giáo dục tại nhà, chúng tôi được biết có rất nhiều mô hình đã được sử dụng và đánh giá bởi nhiều bậc cha mẹ và nhà giáo dục trên thế giới. Sau đây là các mô hình phổ biến nhất mà cha mẹ có thể tham khảo.
1. Mô hình truyền thống (Trường học tại nhà)
Giống như tên gọi, mô hình này có xu hướng dựa vào các chương trình giáo dục phổ thông và được tiếp cận với hình thức xây dựng lớp học tại nhà. Trẻ sẽ học theo sách giáo khoa và bài tập chuẩn nhưng có thể theo thời khóa biểu linh hoạt hơn. Tại Việt Nam, do giáo dục tại nhà vẫn chưa được công nhận là một chương trình tiêu chuẩn, vì vậy cha mẹ có dự định homeschool nên xem xét kết hợp giáo dục truyền thống và các mô hình dạy học tại nhà quốc tế để đảm bảo trẻ có nền tảng vững chắc về văn hóa, lịch sử địa phương và ngôn ngữ mẹ đẻ.
2. Mô hình cổ điển
Mô hình giáo dục tại nhà cổ điển chia quá trình học tập của trẻ thành ba giai đoạn chính:
Giai đoạn Ngữ pháp: Đây là khi trẻ bắt đầu học từ vựng và các khái niệm liên quan tới một chủ đề cụ thể. Ví dụ, ở giai đoạn này, cha mẹ sẽ thường dạy trẻ đọc hiểu thông qua việc học bảng chữ cái và cách phát âm.
Giai đoạn Biện chứng: Đây là lúc trẻ bắt đầu học cách đặt câu hỏi, so sánh, và áp dụng các kiến thức đã học từ giai đoạn Ngữ pháp. Cha mẹ sẽ tiếp tục dạy trẻ cách sắp xếp các chữ cái để tạo thành từ và xây dựng câu đơn giản.
Giai đoạn Hùng biện: Ở giai đoạn này, trẻ sẽ học giao tiếp về các chủ đề đã học trong giai đoạn Biện chứng thông qua hình thức viết, thuyết trình và hội thoại. Cha mẹ có thể tập cho trẻ áp dụng các kỹ năng học
được để giải quyết vấn đề, viết một bài văn hoặc dẫn dắt một cuộc thảo luận. Thông qua mô hình cổ điển, cha mẹ có thể giúp con phát triển các kỹ năng như tư duy logic, tranh biện, nói trước đám đông, suy luận, nghiên cứu, viết và giao tiếp.
3. Mô hình Charlotte Mason
Charlotte Mason là một nhà giáo dục tại nhà tiên phong tại Anh Quốc. Mô hình của Charlotte định hướng cho trẻ dựa trên ba yếu tố nền tảng: Không gian, Kỷ luật và Sự sống. Không gian ở đây có nghĩa là môi trường sống nơi trẻ được nuôi dưỡng sẽ tác động tới trải nghiệm học tập của trẻ. Yếu tố này trong giáo dục tại nhà đề cao việc để trẻ tự do tận hưởng các hoạt động ngoài trời, khám phá và phát triển tình yêu với thiên nhiên, nghệ thuật và âm nhạc.
Kỷ luật trong giáo dục tại nhà là giúp trẻ nuôi dưỡng những thói quen tốt, không chỉ trong việc học tập mà còn trong việc phát triển các phẩm chất xã hội và cảm xúc như tinh thần trách nhiệm, năng lực hợp tác, sự tôn trọng, sự thấu cảm. Sự sống ở đây mang hàm ý truyền tải những ý nghĩ và ý tưởng thực tế cho trẻ, chứ không chỉ là các dẫn chứng từ quá khứ. Điều này được thực hiện bằng việc dạy học thông qua các cuốn sách của những tác giả đương thời, với lối dẫn chuyện hấp dẫn thay vì những cuốn sách giáo khoa khô khan. Bằng cách này, trẻ có thể mở rộng vốn từ, luyện đánh vần, ngữ pháp và kỹ năng viết thông qua các đoạn văn hay từ sách, đồng thời phát triển kỹ năng đọc hiểu hiệu quả.
4. Mô hình Montessori
Mô hình này đề cao các nguồn tài liệu theo phương pháp học vận động và kích thích giác quan, giúp nâng cao kỹ năng xử lý tình huống của trẻ ngoài thực tế. Montessori cân bằng giữa việc đặt ra những giới hạn và trao cho trẻ sự tự do khám phá các hoạt động trẻ muốn. Khi áp dụng mô hình này, bạn sẽ cho phép trẻ tự chọn thời khóa biểu, và học theo tiến độ của riêng mình. Đồng thời, bạn cũng cần thiết lập những quy định căn bản và giáo dục trẻ tôn trọng chúng. Trong hình thức Montessori, cha mẹ sẽ đóng vai trò là người hỗ trợ, hướng dẫn một cách vừa phải và kết nối các nội dung học với sở thích của trẻ.
5. Mô hình chiết trung
Thuật ngữ “chiết trung” mang ý nghĩa sự kết hợp ngẫu hứng, không theo luật lệ nào. Đối với giáo dục tại nhà, mô hình này thường kết hợp nhiều nguồn tài liệu giảng dạy và phương pháp khác nhau. Ví dụ, cha mẹ có thể sử dụng chương trình học từ một nhà cung cấp trực tuyến; tài liệu in, tranh tô màu từ một nhà xuất bản và sách về Toán hay Khoa Học từ một nguồn tài nguyên khác. Nếu cha mẹ có nhiệt huyết với việc nghiên cứu và áp dụng nhiều chiến lược dạy học, thay vì chỉ một hình thức, mô hình này sẽ vô cùng phù hợp. Đặc biệt, vì đây là mô hình dựa trên tiêu chí tự nghiên cứu, tìm tòi nên phụ huynh hoàn toàn có thể lựa chọn các tài nguyên vừa túi tiền và mang lại sự tối ưu về mặt tài chính. Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên thận trọng trong việc kết hợp tài liệu để giúp trẻ tiến bộ và áp dụng các thay đổi khi cần thiết.
6. Mô hình học theo tổ hợp
Theo mô hình này, cha mẹ sẽ bắt đầu với những môn học mà trẻ yêu thích theo từng tổ hợp và tích hợp chúng vào các hoạt động học tập đa dạng. Ví dụ, nếu trẻ muốn học về trồng trọt, cha mẹ có thể dạy trẻ về khoa học từ việc phân biệt các loài động vật đến quá trình tạo ra các sản phẩm nông nghiệp và cùng trẻ tham quan một khu nông trại ngoài thành phố. Mô hình học theo tổ hợp sẽ phát huy hiệu quả nếu phụ huynh có từ hai trẻ học tại nhà ở độ tuổi khác nhau. Trẻ có thể hoàn toàn có thể cùng học với nhau và sự khác biệt về độ tuổi không phải là vấn đề quá lớn trong mô hình này. Điều quan trọng là, cha mẹ theo mô hình học theo tổ hợp cần sáng tạo và đầu tư thời gian để mở rộng các kiến thức trong tổ hợp và nghiên cứu các tài liệu bổ trợ liên quan.
7. Unschooling
Unschooling, còn gọi là mô hình trẻ tự định hướng hay giáo dục tại nhà nới lỏng, là mô hình lấy sở thích của trẻ làm trọng tâm giáo dục. Điều này có nghĩa là tạo cho trẻ cơ hội theo đuổi những đam mê và có hoàn toàn sự chủ động trong học tập. Unschooling thường được kết hợp với một cách tiếp cận có hệ thống hơn, ví dụ, cha mẹ có thể để trẻ học theo một chương trình chuẩn cho các môn chủ đạo, đồng thời cho trẻ sự tự do khám phá các môn học khác như ngoại ngữ, nghệ thuật, giáo dục thể chất, học về thiên nhiên theo tiến độ riêng. Unschooling cũng khuyến khích nhiều hoạt động ngoài trời, du lịch và hội nhóm, nơi mà trẻ có thể
tương tác với bạn cùng lứa và phát triển các kỹ năng xã hội.
Mời quý phụ huynh tham khảo thêm các nội dung cùng chủ đề về chăm sóc con cái
- Danh sách các trường mầm non công lập và tư thục trên toàn quốc
- Homeschooling là gì? Khám phá 7 Mô Hình Giáo Dục Tại Gia
- Bí Quyết Dạy Con Homeschool Dành Cho Cha Mẹ
- Cách để giúp học sinh học homeschool tập trung?
Mời quý phụ huynh tham khảo thêm các nội dung dành cho quý phụ huynh
7 Bước Hướng dẫn Quy trình đi Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản
Bạn đang trong quá trình tìm hiểu để đi xuất khẩu lao động nhật bản. [...]
Th9
11 Điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất năm 2024
Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang trở thành xu hướng với những cơ hội [...]
Th9
Cập nhật thông tin Tuyến xe buýt Đại Học Quốc Gia TPHCM Mới nhất tại đây
Bạn là sinh viên, học sinh hoặc người dân đang cần di chuyển đến Đại [...]
Th9
Hai thí sinh đạt điểm 10 môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT
Theo dữ liệu điểm thi Tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa được Bộ GD&ĐT công [...]
Th7
Thủ Khoa Tốt nghiệp THPT đến từ Ninh Bình và Hà Nội cùng đạt 57,85 điểm
Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là hai thí sinh đến từ Hà [...]
Th7
Nghề kỹ thuật viên bảo tàng là gì? Tương lai phát triển ra sao?
Kỹ thuật viên bảo tàng là người giữ gìn và bảo tồn các hiện vật [...]
Th7
Nghề Nhà nhiếp ảnh là gì? Tương lai phát triển ra sao?
Nghề nhà nhiếp ảnh không chỉ đơn thuần là chụp hình; đó là nghệ thuật [...]
Th7
Nghề Kỹ sư vật liệu là gì? Tương lai phát triển ra sao?
Nghề kỹ sư vật liệu tập trung vào nghiên cứu và phát triển các loại [...]
Th7