Ngành marketing là ngành gì? Marketing ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?

Rate this post

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kéo theo sự nở rộ của nhiều doanh nghiệp, thương hiệu từ nhiều ngành khác nhau tạo nên thị trường kinh doanh sôi động. Vì thế, để có thể cạnh tranh và đứng vững trong thị trường “khốc liệt” này thì doanh nghiệp cần tạo nên dấu ấn và sự khác biệt.

Marketing là chìa khóa để doanh nghiệp có thể giải được bài toán này. Trong bài viết dưới đây hãy cùng cúng tôi tìm hiểu về ngành Marketing là gì? Ngành Marketing có dễ xin việc không?

 Tổng quan về ngành marketing

 Marketing là gì?

Marketing là tất cả các hoạt động để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, trong đó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, từ việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, quảng bá, phân phối sản phẩm, nhằm vừa đáp ứng được nhu cầu, thu hút và giữ chân khách hàng, vừa đạt được các mục tiêu trong kinh doanh.

Mục tiêu của Marketing nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Ngành Marketing là gì?

Ngành Marketing là một trong những ngành được đào tạo phổ biến tại các trường Đại học, Cao đẳng. Với mục đích cung cấp đầy đủ, khách quan những kiến thức liên quan đến Marketing, chẳng hạn như nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu khách hàng, phân tích hành vi người dùng, đo lường hiệu quả chiến dịch, xây dựng một chiến lược Marketing hoàn chỉnh.

Ngành Marketing là gì?


Ngành Marketing học những gì?

Đối với ngành Marketing tại các trường đại học, ngành Marketing học những môn gì? Nhìn chung, Marketing sẽ có 3 mảng đào tạo chính: kiến thức nền tảng, kiến thức quản trị và kiến thức chuyên ngành. Một số môn học tiêu biểu bạn sẽ được học như:

– Nguyên lý Marketing: Đây là môn học giới thiệu về các khái niệm cơ bản của Marketing bao gồm các chiến lược Marketing, nghiên cứu Marketing và quảng cáo.


– Kinh tế học: Môn học này sinh viên sẽ được tìm hiểu nguyên tắc kinh tế và tác động của chúng lên thị trường.


– Quản lý thương hiệu: Quản lý thương hiệu là môn học tập trung vào cách xây dựng và quản lý thương hiệu nhằm phân tích thị trường và tạo ra những giá trị thương hiệu.


– Nghiên cứu thị trường: Đây là môn học giúp bạn hiểu về các phương pháp nghiên cứu thị trường, đánh giá những nhu cầu và sự ưu tiên của khách hàng.


– Quảng cáo và truyền thông: Các bạn sẽ được học các phương pháp quảng cáo và truyền thông, bao gồm việc tạo ra kế hoạch quảng cáo, lựa chọn phương tiện truyền thông và đánh giá hiệu quả chiến lược.


– Digital Marketing: Các công cụ của Marketing số gồm việc sử dụng mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, quản lý website và phân tích dữ liệu.

Marketing ra trường làm gì?

Sau đây là một số vị trí làm việc v của ngành Marketing bạn có thể tham khảo như:

 – Chuyên viên Marketing: Vị trí này có nhiệm vụ phát triển và triển khai các chiến lược tiếp thị để tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo ra doanh số bán hàng.
Công việc của chuyên viên Marketing bao gồm phân tích thị trường, nghiên cứu khách hàng, xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng cáo và quản lý chiến dịch tiếp thị.
 
– Quản lý thương hiệu: Vị trí này tập trung vào quản lý và phát triển thương hiệu của công ty.
  Công việc  bao gồm xác định mục tiêu thương hiệu, xây dựng và thực hiện chiến lược thương hiệu, quản lý hình ảnh thương hiệu…
 
– Quản lý sản phẩm: Vị trí này tập trung vào quản lý và phát triển các sản phẩm của công ty. 
  Bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu khách hàng, xây dựng chiến lược sản phẩm, quản lý vòng đời sản phẩm…
 
– Chuyên viên nghiên cứu thị trường: Vị trí này tập trung vào thu thập và phân tích thông tin thị trường để cung cấp thông tin chiến lược cho công ty.
 Bao gồm đề xuất và thực hiện các phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và đưa ra báo cáo về xu hướng và hành vi thị trường.
 
– Chuyên viên Digital Marketing: Vị trí này tập trung vào sử dụng các kênh và công cụ kỹ thuật số để tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.       Bao gồm xây dựng và thực hiện chiến lược tiếp thị trực tuyến, quảng cáo trên mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm…
 
– Chuyên viên quan hệ khách hàng: Vị trí này tập trung vào xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng.
  Tư vấn và hỗ trợ khách hàng, giải quyết khiếu nại, xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng, thu thập phản hồi thông tin khách hàng…
 

 

Học Marketing ra trường làm gì?

Học Marketing ra trường làm gì?

Mức lương ngành Marketing bao nhiêu?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn đào tạo nhân sự chưa có kinh nghiệm làm việc trong ngành Marketing. Tuy nhiên, mức lương sẽ không cao so với người nhiều kinh nghiệm. 

Mức lương Marketing mới ra trường:

– Với sinh viên mới ra trường, mức lương làm part-time khoảng 1.5-2 triệu đồng/tháng và fulltime khoảng 5-6 triệu đồng/tháng.
– Với người có 1-2 năm kinh nghiệm, thu nhập trung bình từ 7-11 triệu đồng/tháng.
– Người có kinh nghiệm từ 3-5 năm, lương dao động từ 15-30 triệu đồng/tháng.

Mức lương theo các vị trí:

– Chuyên viên Marketing: mức lương dao động từ 7- 10 triệu đồng/tháng
– Quản lý thương hiệu: mức lương dao động từ 12-15 triệu đồng/tháng
– Quản lý sản phẩm: mức lương dao động từ 8- 13 triệu đồng/tháng
– Chuyên viên nghiên cứu thị trường: mức lương dao động từ 8- 15 triệu/ tháng
– Chuyên viên Digital Marketing: mức lương dao động từ 6- 14 triệu/ tháng
– Chuyên viên quan hệ khách hàng: mức lương dao động từ 7- 10 triệu đồng/tháng

Ngoài ra, tùy vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn

Gợi ý các trường cao đẳng đào tạo Marketing tốt nhất

Trường cao đẳng đào tạo ngành Marketing tốt nhất:
Trường Cao đẳng FPT Polytechnic.
Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội – American Polytechnic College.
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật và Công nghệ
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội
Trường Cao đẳng Thương Mại và Du Lịch Hà Nội.

error: Wiki Tuyển Sinh cảm ơn quý vị đã tham khảo thông tin. Hãy đọc và góp ý về hòm thư info@tuyensinh.wiki Xin cảm ơn!