Ngành marketing là gì? Review ngành marketing

Rate this post

Marketing là một ngành được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ngành này. Vậy ngành marketing là gì? Ngành Marketing học những chuyên ngành gì? Học marketing ra làm gì?thu nhập ra sao?bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.

Ngành marketing là gì?

Ngành Marketing là ngành học cung cấp kiến thức về thị trường, sản phẩm, thương hiệu
Ngành học marketing cung cấp kiến thức về thị trường, sản phẩm, thương hiệu

Ngành Marketing là ngành học cung cấp các kiến thức về thị trường, sản phẩm, thương hiệu, truyền thông, v.vv nhằm giúp người học biết cách đưa ra các giải pháp để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua quá trình tiếp thị, phát triển thương hiệu, từ đó thiết lập cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Review ngành marketing

Ngành marketing học những chuyên ngành gì?

Digital Marketing (Marketing công nghệ số)

Digital Marketing là một chuyên ngành quan trọng trong ngành Marketing, tập trung vào việc sử dụng các công cụ và chiến lược số để đạt được mục tiêu marketing. Sinh viên sẽ được học về SEO, SEM, Email Marketing, Content Marketing, Social Media Marketing và các nền tảng quảng cáo số như Google Ads, Facebook Ads. Sinh viên cũng được trang bị kiến thức và kỹ năng để tạo, thực hiện và phân tích các chiến dịch marketing trực tuyến.

Marketing Communications (Truyền thông Marketing)

Truyền thông Marketing là chuyên ngành tập trung vào việc truyền đạt thông điệp về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng mục tiêu. Chương trình học thường bao gồm các môn như quảng cáo, quan hệ công chúng, truyền thông Marketing tích hợp và quản lý sự kiện. Sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng cần thiết để tạo ra và thực hiện các chiến dịch truyền thông hiệu quả.

một số chuyên ngành chính trong ngành marketing
Ngành Marketing gồm các chuyên ngành Digital, truyền thông, quản trị, thẩm định giá

Marketing Management (Quản trị Marketing)

Quản trị Marketing là một chuyên ngành rộng lớn bao gồm quản lý và điều hành các hoạt động marketing của một tổ chức. Chương trình học thường bao gồm các môn như quản lý dự án marketing, chiến lược marketing, quản lý khách hàng và quản lý sản phẩm. Sinh viên sẽ học cách lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các chiến dịch marketing hiệu quả.

Brand Management (Quản trị thương hiệu)

Quản trị thương hiệu là chuyên ngành tập trung vào việc xây dựng, duy trì và tăng cường giá trị của một thương hiệu. Chương trình học có thể bao gồm các môn học như chiến lược thương hiệu, quản lý thương hiệu, truyền thông thương hiệu và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Sinh viên sẽ học cách xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và tạo ra một mối quan hệ tích cực với khách hàng.

Thẩm định giá

Pricing Strategy là một chuyên ngành quan trọng trong Marketing, nơi sinh viên học cách xác định giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên yếu tố như chi phí, cạnh tranh, giá trị người tiêu dùng và mục tiêu kinh doanh. Chương trình học thường bao gồm các phương pháp định giá, chiến lược giá cả, và quản lý giá cả trong môi trường kinh doanh thay đổi.

Marketing Thương mại

Marketing thương mại là một chuyên ngành tập trung vào việc tăng cường mối quan hệ và kết nối giữa nhà sản xuất và các nhà phân phối, bán lẻ. Chương trình học thường bao gồm các môn học như quản lý kênh phân phối, chiến lược thương mại, quản lý khuyến mãi và quan hệ với nhà bán lẻ. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng để tối ưu hóa hiệu quả trong việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối.

 

Marketing thương mại là một chuyên ngành tập trung vào việc tăng cường mối quan hệ và kết nối giữa nhà sản xuất và các nhà phân phối, bán lẻ
Marketing thương mại gồm các môn học về quản lý kênh phân phối, chiến lược thương mại

Chương trình đào tạo ngành marketing và Học phí Ngành marketing.

Chương trình đào tạo 

Ngành Marketing là một ngành nghề đặc thù có tính cạnh tranh cao, do vậy chương trình đào tạo của ngành được thiết kế và cập nhật liên tục nhằm cung cấp cho người học những kiến thức hiện đại và kỹ năng hoạt động hiệu quả gồm các khía cạnh như: nghiên cứu thị trường, phát triển và xây dựng mối quan hệ khách hàng, đưa ra các chương trình phân phối, định giá sản phẩm. Đối với ngành học khung chương trình đào tạo Ngành Marketing do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chung đảm bảo phù hợp với các trường và khu vực đào tạo. Tuy nhiên chương trình đào tạo của mỗi trường sẽ có vài điểm khác nhau.

Tham khảo thêm:chương trình đào tạongành marketing của các trường

Trường đại học kinh tế quốc dân(NEU)

Trường đại học ngoại thương(FTU)

Trường đại học thương mại(TMU)

Trường  đại học Hà Nội(HANU)

Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học phí 

Tùy theo chương trình học và định hướng đào tạo mà học phí ngành Marketing tại các trường đại học trên cả nước có sự cách biệt đáng kể. Đại diện một số cơ sở giáo dục cho rằng, kinh phí nhà nước cấp cho giáo dục hiện nay quá thấp, không tăng học phí thì khó cải thiện chất lượng giáo dục. Nhiều trường Đại học đã thông báo mức học phí năm học mới 2023 – 2024 với mức thu tăng khá cao so với năm trước.

VD:Đại học Văn Lang

Mức học phí trường Đại học Văn Lang đối với chương trình đào tạo tiêu chuẩn sẽ giao động từ 22 triệu đồng – 32 triệu đồng/kỳ.

Chương trình đào tạo tiêu chuẩn thì mức học phí sẽ không thay đổi nhiều so với những năm trước đó. Do chính sách học phí của sinh viên mỗi năm sẽ không tăng quá 8%.

xem thêm:Chi tiết học phí các trường top đầu đào tạo ngành marketing

Học marketing ra làm gì?

Marketing thực sự rất quan trọng với tất cả các ngành nghề hiện nay. Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Marketing đang được các doanh nghiệp “săn đón”. Do đó, sinh viên không sợ thất nghiệp khi theo học ngành này. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận một số vị trí công việc sau:

  • Chuyên viên marketing: quảng cáo, thương hiệu của các công ty trong nước và nước ngoài (Nhân viên tiếp thị, quan hệ công chúng, copywriter, trợ lý truyền thông, thương hiệu…)
  • Chuyên gia phân tích và thiết lập các kế hoạch nghiên cứu marketing(Nghiên cứu thị trường)
  •  Social Media :Truyền thông quảng bá thương hiệu/sản phẩm ,xây dựng các kênh quảng cáo…
  • Content Marketing :sáng tạo nội dung,mang những giá trị cao và phù hợp đến các đối tượng khách hàng
  • SEO Marketing:tối ưu hóa công cụ tìm kiếm,giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và giúp trang web có nhiều truy cập hơn.

Thu nhập bao nhiêu?

Mức lương của ngành Marketing khá cao, đối với sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn từ 35 – 50 triệu đồng/tháng.

học marketing ra trường làm những gì?thu nhập ra sao?
thu nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu

Mức lương theo từng vị trí

Vị trí Chuyên viên marketing

  • Mức lương của sinh viên mới ra trường tại các công ty truyền thông, quảng cáo trung bình từ 8-10 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên PR tại các công ty, tập đoàn lớn: Thu nhập dao động từ 15-20 triệu đồng/tháng.
  • Quản lý PR cấp cao: Thu nhập có thể đạt mức lương từ 20-50 triệu đồng/tháng.

Vị trí nghiên cứu thị trường

  • Nhân viênchưa có kinh nghiệm thường dao động vào khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng. 
  • Nhân viên có có kinh nghiệm, mức lương có thể lên tới 15 – 25 triệu đồng/tháng, tùy vào kỹ năng của nhân viên nghiên cứu thị trường.

Vị trí Social Media 

  • Thực tập sinh Social media: Mức lương trung bình từ 1.5-4 triệu đồng/tháng
  • Nhân viên Social Media: Thu nhập dao động từ 6-12 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên Media: Thu nhập trung bình từ 9-15 triệu đồng/tháng với kinh nghiệm trên 1 năm

Vị trí Content Marketing 

  • Nhân viên Content Marketing chưa có nhiều kinh nghiệm: Thu nhập trung bình từ 5– 7 triệu đồng/tháng + KPI
  • Nhân viên có kinh nghiệm từ 6 tháng – 1 năm: Lương dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có)
  • Nhân viên có kinh nghiệm trên 1 năm: Mức lương từ 10-12 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có)
  • Leader Content Marketing: Thu nhập trung bình từ 11-13 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có)
  • Trưởng phòng/Giám đốc Content Marketing: Thu nhập dao động từ 13-20 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có)

Vị trí SEO Marketing

  • SEO Junior (kinh nghiệm từ 6 tháng – 1 năm): Mức lương trung bình dao động từ 5-10 triệu đồng/tháng.
  • SEO Senior (kinh nghiệm từ 1-3 năm): Thu nhập trung bình từ 8-15 triệu đồng/tháng.
  • SEO Leader (kinh nghiệm trên 3 năm): Mức lương dao động từ 10-30 triệu đồng/tháng

Ngành Marketing học trường nào tốt nhất?

Môi trường đại học cao đẳng sẽ là bước đệm quan trọng để bạn theo đuổi và phát triển công việc Marketing sau này.Chính vì thế sau đây sẽ là các trường đào tạo top đầu ngành marketing tại hà nội.

Top 5 trường đại học đào tạo ngành marketing tại hà nội

Top 5 trường đại học đào tạo marketing tại Hà Nội
Top 5 trường Đại học tại hà nội

 

  • Đại học kinh tế quốc dân(NEU)
  • Đại học ngoại thương(FTU)
  • Đại học thương mại(TMU)
  • Đại học hà nội(HANU)
  • Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông

Top 5 trường cao đẳng đào tạo ngành marketing tại hà nội

top 5 trường Cao đẳng đào tạo marketing tại Hà Nội
Top 5 trường cao Đẳng tại Hà Nội
  • Cao đẳng FPT Polytechnic
  • Cao đẳng việt mỹ hà nội
  • Cao đẳng ngoại ngữ và công nghệ hà nội
  • Cao đẳng công thương hà nội
  • Cao đẳng thương mại và du lịch hà nội

 

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành marketing là gì và có thêm thông tin để lựa chọn trường học và ngành nghề phù hợp với bản thân.

 

 

xem thêm:Chi tiết học phí các trường top đầu đào tạo ngành marketing

 

 

Mục lục